Hoá chất độc hại là sự tuyệt chủng: dành cho loài ong và loài người
Bài Tiếng Anh đăng tại navdanyainternational.org hồi 19/05/2020
“Bảo vệ loài ong là một nghĩa vụ sinh thái, đẩy loài ong đến mức tuyệt chủng là một tội ác sinh thái. Mối đe doạ với loài ong cũng là mối nguy hại với loài người.” Trích từ chia sẻ của cô Dr. Vandana Shiva, chủ tịch của tổ chức Navdanya International.*
“Nếu loài ong biến mất khỏi trái đất, con người sẽ chỉ còn sống được bốn năm.” Theo lời của ông Maurice Maeterlinck tác giả quyển The Life of the Bee (ND: Bản tiếng Việt “Đời ong”)
Trong vòng 50 năm qua, các loại hoá chất nông nghiêp đã được sử dụng rộng rãi và đang đẩy loài ong đến chỗ tuyệt chủng.
Các lựa chọn trước mắt của loài người rất rõ ràng, một tương lai không còn chất độc để cứu cả loài ong, nông dân, thực phẩm và loài người. Hoặc tiếp tục sử dụng chất độc, đe doạ tương lai chung của chúng ta, nhắm mắt tìm đến sự tuyệt chủng bằng sự kiêu ngạo khi cho rằng có thể thay thế loài ong bằng robots và trí tuệ nhân tạo.
“Những chú ong robot có thể thụ phấn cho các loài thực vật nếu côn trùng tuyệt chủng”, đó là một dòng tiêu đề gần đây trên tờ Guardian, một bài báo mô tả lại cách những nhà khoa học Hà Lan “tin rằng họ có thể tạo ra những bầy máy bay không người lái giống y như những đàn ong thật để có thể thụ phấn cho cây cối khi những loài côn trùng thật chết hết.”
“Chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng trong 15 năm qua khi thế giới không còn đủ côn trùng để thụ phấn, vì thế phần lớn vitamins và hoa quả cũng biến mất.” phát biểu của Eylam Ran, CEO của tổ chức Edete Precision Technologies for Agriculture. Công ty của ông ấy tuyên bố những loài-thụ-phấn nhân tạo của họ có thể giúp tăng năng suất lao động – và thậm chí thay thế – loài ong. Hệ thống này phán ánh tương tự công việc của ong mật, bắt đầu bằng việc thu hoạch cơ học phấn hoa và kết thúc bằng việc phân phối theo mục tiêu bằng cách sử dụng cảm biến LIDAR, một loại công nghệ giống với các loại xe ô tô tự hành.
Không gì có thể thay thế có sự đa dạng sinh học và những món quà tuyệt vời từ loài ong.
Mọi văn hoá và đức tin đều coi loài ong giống như biểu tượng của người thầy, bởi sự cho đi, bồi đắp sự trù phú, gieo mầm cho cối sinh sôi và đảm bảo sự no đủ và ấm no. Những mầm cây sinh sôi, nối tiếp nhau là chính nhờ quá trình thụ phấn của ong – món quà của thượng đế.
Một nghiên cứu của Navdanya chỉ ra rằng hơn 30% lương thực của chúng ta ăn đều nhờ vào ong và các tác nhân thụ phấn.
Nền kinh tế của tự nhiên chính là nền kinh tế quà tặng (ND: là một phương thức trao đổi, nơi những món đồ giá trị không được mang đi bán, mà được mang tặng). Trong mọi nền văn hoá truyền thống, loài ong được coi là biểu tượng của người thầy trong sự cho đi.
Kinh Phật có nói rằng trong thế giới muôn loài, ong và các tác nhân thụ phấn khác chỉ lấy những thứ mà chúng cần để sinh tồn, nhưng không hề làm tổn thương đến vẻ đẹp và sức sống của nguồn nuôi dưỡng của chúng. Đối với thế giới loài người, khi chúng ta hành động giống như loài ong, thì đó chính là những bước đầu để đi đến cuộc sống từ bi và tỉnh thức.
Thánh John Chrysostom của Giáo hội Công giáo đã viết: “Con ong được tôn vinh hơn những con vật khác, không đơn giản chỉ vì chúng lao động, mà vì chúng lao động để tạo giá trị cho người khác”. (12th Homily)
Theo truyền thống Hồi giáo, chương thứ 16 của Kinh Qur’an có tựa đề “Con ong”. Chương này được biết đến là với nội dung về sự sáng rõ của chúa.
Đaọ Hindu có một câu nói nổi tiếng trong kinh sách Srimad Mahabhagavatam, đó là “Giống như loài ong đi đi hút mật ở tất cả các loài hoa thì những nhà thông thái cũng tìm kiếm sự thật ở mọi nơi, và nhận thấy vẻ đẹp ở mọi tôn giáo”.
Chúng ta hãy cùng chung tay, là những nền văn hoá và giống loài đa dạng, và bằng nền nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ không hoá chất độc hại, gầy dựng lại sự đa dạng của các loài thụ phấn và khôi phục lại sự thiêng liêng của các loài này. Chúng ta có đủ sức mạnh sáng tạo để ngăn chặn cuộc tuyệt chủng thứ sáu cũng như thảm hoạ khí hậu mà không cần đến những giải pháp công nghệ sai lầm này.
*Navdanya International là một tổ chức phi chính phủ có tiền thân là một dự án cùng tên ra đời năm 1991 tại Ấn Độ. Tên Navdanya dịch ra thành “Chín hạt” hay “Món quà mới”. Tổ chức hướng tới giáo dục người dân về lợi ích của việc bảo tồn đa dạng sinh học, cá nhân hóa cây trồng hơn là sử dụng các kỹ thuật của các nhà sản xuất thực phẩm đọc canh. Dự án này đã xây dựng 40 ngân hàng cây giống khắp các địa phương ở Ấn Độ để hỗ trợ nông nghiệp đa dạng.